Theo các nghiên cứu trong ngành cho thấy bất kể quy mô doanh nghiệp như thế nào, tổng chi phí để mất một nhân viên có thể dao động từ 1,5-2 lần mức lương hàng năm của nhân viên. Vậy làm thế nào để các công ty có thể giữ chân được nhân tài?

Làm thế nào để các công ty có thể giữ chân được nhân tài? (Nguồn: Unsplash)
1. Đầu tiên, trải nghiệm của nhân viên đã thay đổi như thế nào?
Cách đây 30 năm, có một sự thật hiển nhiên rằng chúng ta được sinh ra, chúng ta đi học, và rồi chúng ta tìm việc làm. Đích đến cuối cùng chúng ta sẽ làm việc ở đó cho đến khi nghỉ hưu hoặc qua đời. Theo báo cáo của PBS, “Hơn 40% người Mỹ thế hệ Baby Boomers (1946-1964) đã làm việc tại một công ty từ 20 năm trở lên”.
Trước đây, người lao động được coi là người làm thuê và việc họ hy sinh lợi ích cá nhân để có mức lương ổn định là điều phổ biến và được mong đợi. Những sự hy sinh đó đã có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, như:
Làm việc nhiều giờ
Thời gian nghỉ phép có hạn
Thời gian làm việc không linh hoạt
Môi trường làm việc khắc nghiệt đặc biệt đối với phụ nữ
Người lao động không thực sự mong đợi quá nhiều từ công ty ngoài một khoản tiền lương và lời hứa cho việc làm lâu dài.
Rõ ràng, hiện nay những ngày làm việc như vậy đã không còn nữa.
2. Nhân viên bạn mong chờ điều gì từ nhân sự & công ty?
Khi được hỏi họ đánh giá cao điều gì nhất trong môi trường làm việc, nhân viên trả lời rằng họ ưu tiên nhất những điều sau:
Họ ý thức về mục đích làm việc và khả năng phát triển nghề nghiệp rõ ràng
Họ muốn kết nối giữa các cá nhân với đồng nghiệp và người quản lý của họ
Được trân trọng từ các nhà quản lý và giám đốc điều hành
Được quan tâm toàn diện
Và hơn hết, họ phù hợp với văn hóa công ty
Việc thực hiện những ý tưởng nêu trên có thể khiến bạn cảm thấy bối rối và bạn thậm chí không biết bắt đầu từ đâu?
Chúng tôi xác định có 04 yếu tố chính tạo nên trải nghiệm nhân viên tốt và tuyệt vời, giúp nhân viên của bạn được liên kết và truyền cảm hứng.

Nhân viên mong chờ điều gì từ nhân sự và công ty? (Nguồn: Xframe)
3. Các yếu tố chính tạo nên thành công việc trải nghiệm nhân viên & tầm ảnh hưởng của chúng đối với việc giữ chân nhân tài
3.1. Kết nối
Nhân viên muốn được kết nối với đồng nghiệp, người quản lý, cũng như sứ mệnh và giá trị của công ty. 93% nhân viên nói rằng kết nối này rất quan trọng đối với họ. Vấn đề là, hơn một nửa nhân viên cho rằng việc kết nối xem ra không đủ quan trọng đối với công ty và lãnh đạo của họ.
Khi mọi người cảm thấy được kết nối với đồng nghiệp, đội nhóm, người quản lý và cộng đồng. Họ cảm thấy gắn bó, làm việc hiệu quả và có trải nghiệm tích cực hơn.
3.2. Công nhận
Những người cảm thấy được họ được công nhận những nỗ lực và đóng góp của họ bằng những cách có ý nghĩa sẽ có nhiều khả năng phấn đấu và mang đến chất lượng công việc cao hơn trong tương lai. Họ cũng hạnh phúc hơn và cảm nhận đang có trải nghiệm nhân viên tuyệt vời.
81% nhân viên nói rằng họ có động lực để làm việc chăm chỉ hơn khi sếp công nhận và trân trọng đóng góp của họ.
Việc rời bỏ công ty trong Đại Từ Chức thường xuất phát từ hai lý do chính là: i) cảm thấy bị quản lý đánh giá thấp (52%) và ii) cảm thấy bị tổ chức đánh giá thấp (54%).
Vì vậy, các chính sách công ty bạn nên ưu tiên rõ ràng về việc công nhận nhân viên, quy trình của bạn đảm bảo rằng việc công nhận diễn ra thuận tiện và thường xuyên. Công nghệ bạn sử dụng nên làm cho việc cho công nhận mang lại trải nghiệm thú vị và hiệu quả hơn. Điều này giúp tạo ra một cơ sở đánh giá có ảnh hưởng tích cực và lâu dài đến trải nghiệm nhân viên của bạn.
3.3. Đánh giá hiệu suất
Nhân viên phải hiểu rằng mục tiêu cá nhân phải gắn liền với các mục tiêu của công ty, nỗ lực của họ đang làm cho mọi thứ tốt hơn - dù chỉ theo một cách nhỏ nào đó. Điều này có thể là thông qua các sản phẩm mà công ty của họ đưa ra thị trường, phản hồi tích cực từ các nhà quản lý và lãnh đạo, đánh giá của khách hàng, hoặc thậm chí là các hoạt động từ thiện mà công ty thực hiện trong cộng đồng hoặc trên toàn thế giới.
Chỉ nghe đánh giá rằng bạn đang làm tốt công việc là chưa đủ, nhân viên không thể phát triển nếu không có sự đánh giá thường xuyên và tận tâm. Thật không may, khoảng một nửa số nhân viên được Gallup khảo sát, chỉ ra rằng họ không rõ những gì họ được mong đợi trong công việc, cũng như người quản lý của những nhân viên này cũng không rõ ràng về những gì được mong đợi ở họ.
3.4. Sự phát triển
Một cuộc khảo sát của Randstad cho thấy rằng nhiều nhân viên rời bỏ công việc của họ do không có cơ hội tiếp cận với sự phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp. Một con số khổng lồ 58% báo cáo rằng công ty hiện tại của họ không cung cấp đủ cơ hội phát triển để khiến họ muốn ở lại.
Mọi người đều khát khao có cơ hội để làm chủ các vai trò và làm chủ công việc. Họ muốn thăng tiến trong các vị trí của mình và nâng cao vị thế của họ trong cộng đồng nghề nghiệp và cá nhân của họ.
Để tạo điều kiện cho sự phát triển, các nhà lãnh đạo phải phản hồi liên tục và hỗ trợ liên tục cho các nguyện vọng nghề nghiệp của nhân viên họ. Bằng cách thường xuyên thiết lập mục tiêu, tăng kỳ vọng công việc và cơ hội phát triển, đồng thời tạo ra sự rõ ràng về thăng tiến nghề nghiệp, các công ty có thể tạo ra trải nghiệm cho nhân viên dẫn đến mức độ gắn bó và giữ chân nhân viên cao hơn.
Chung quy lại, cách thức ngăn chặn Đại Từ Chức và giúp giữ chân nhân tài chính là chiến lược xây dựng những trải nghiệm có thể đáp ứng được mong muốn của nhân viên. Điều đó bao gồm quan tâm đến việc chăm sóc toàn thể nhân viên - nuôi dưỡng họ thông qua kết nối, ưu tiên sự phát triển cá nhân và sự nghiệp của họ, công nhận những thành tích và đóng góp của họ, đồng thời cung cấp hình thức quản lý đánh giá hiệu suất linh hoạt giúp họ trở thành những người tốt nhất. Tất cả những điều này phải diễn ra trong một môi trường và văn hóa hấp dẫn với nhân viên.

Yếu tố tạo nên thành công việc trải nghiệm nhân viên (Nguồn: Xframe)
4. Những chiến lược giữ chân nhân viên
4.1. Tìm lý do tại sao nhân viên bỏ việc (và sau đó thay đổi nó)
Khi nói đến việc giữ chân nhân tài, các chi tiết nhỏ rất quan trọng. Trong doanh nghiệp bạn, có nhiều nhân viên nghỉ việc vì họ không được đối xử công bằng? Có phải mức lương của doanh nghiệp bạn không tốt bằng những đối thủ trên thị trường? Có phải phần lớn những người rời đi là chất lượng công việc của họ thấp? Các loại thông tin này có thể được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn thôi việc và qua các cuộc trò chuyện 1-1 với nhân viên đang làm việc.
Ngoài phỏng vấn thôi việc, các doanh nghiệp phải chủ động trong nỗ lực để giữ chân những nhân tài bằng các cuộc khảo sát về mức độ gắn bó để đưa ra kết quả cho phép các công ty đo lường những chỉ số đánh giá về trải nghiệm của nhân viên tại doanh nghiệp.
4.2. Feedback
Theo ghi nhận, khi nhân viên nhận được feedback kịp thời lúc đang thực hiện một công việc, chất lượng công việc sẽ tăng lên 400%. Chìa khóa ở đây là đúng thời điểm. Điều đó có vẻ thật đơn giản, nhưng việc yêu cầu nhân viên đạt được một mục tiêu nào đó theo kỳ vọng của quản lý trong khi vẫn muốn nhân viên vẫn có thể tự làm điều gì mang tính đột phá và mới mẻ thì thật khó.
Để feedback một cách hiệu quả, chúng ta nên:
Càng cụ thể càng tốt
Mang tính xây dựng, đặc biệt liên quan đến kết quả của hành động (nghĩa là “Khi bạn thực hiện X, Y sẽ là kết quả”)
Có thiện chí (đừng xem feedback là nơi để đổ lỗi)
Phản hồi từ nhiều phía (bao gồm ngang hàng - từ đồng nghiệp, nhân viên với quản lý, v.v.)
4.3. Công nhận đi kèm phần thưởng xứng đáng (Recognition and rewards)
Tiếp theo, một trong những lý do khiến mọi người rời bỏ công việc của họ là thiếu sự công nhận. Phản hồi tích cực hoặc sự công nhận đúng thời điểm sẽ xây dựng tinh thần tích cực, sự kết nối và mang đến cho nhân viên cảm giác họ quan trọng đối với công việc như nào. Khi đó sự công nhận đúng người và kịp thời có giá trị bằng vàng.
Trong khi những người khác thích một ghi chú viết tay, một số nhân viên thích những lời khen ngợi của họ được phát đi công khai. Ngày nay, sự công nhận hoặc khen thưởng dễ dàng được đưa ra và lưu trữ trên các nền tảng khen thưởng như EveHR. Điều quan trọng là lời khen ngợi phải đúng thời điểm, chân thực, cụ thể và được đưa ra theo cách có ý nghĩa nhất đối với nhân viên và công nghệ hoàn toàn có thể giúp bạn làm việc đó một cách dễ dàng.

Đưa ra những chiến lược giữ chân nhân tài trong công ty (Nguồn: Xframe)
Về EveHR
EveHR là một trong những ứng dụng hàng đầu giúp gắn kết nhân viên. Hiểu được những điểm chạm trong chu trình làm việc của nhân viên, từ đó đưa ra những phương án giữ chân nhân tài phù hợp. Các tính năng được thiết kế nhằm bổ trợ cho những khó khăn trong từng giai đoạn. Lấy ý kiến nhân viên qua những bài khảo sát được thực hiện nhanh và trực tiếp trên nền tảng. Được sự tín nhiệm của nhiều công ty lớn như DHL, Suntory Pepsico, Nestle, AIA… EveHR tin tưởng có thể cùng đồng hành tại mảng gắn kết, tăng năng suất hiệu quả nhân viên.