top of page

CẨM NANG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Nhân viên luôn mong muốn được tuyển dụng và làm việc cho các công ty có phúc lợi tốt, nhưng họ cũng sẵn sàng rời đi nếu văn hóa doanh nghiệp không phù hợp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của tổ chức, đẩy mạnh gắn kết nội bộ, cũng như tạo nên lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút và giữ chân nhân tài.

CẨM NANG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VỮNG MẠNH | EveHR.vn
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của tổ chức (Nguồn ảnh: freepik)

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Nhiều người thường ngộ nhận văn hóa doanh nghiệp là những bộ quy chuẩn hay những khẩu hiệu được treo trên tường. Điều này không hoàn toàn đúng vì đó chỉ là mong muốn từ các cấp lãnh đạo được truyền đạt đến nhân viên.

Văn hóa doanh nghiệp là văn hóa của một tổ chức, là tổng hòa của tất cả các giá trị - những điều mà người ta cảm thấy quan trọng và có ích, các tiêu chuẩn, niềm tin, phương thức quản lý, vận hành, làm việc… được tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đồng thuận và làm theo. Mỗi doanh nghiệp từ lúc hình thành đến khi phát triển sẽ tạo nên những bộ giá trị tương ứng với những nền văn hóa nội bộ khác nhau, ảnh hưởng đến hành vi của mọi nhân viên và hướng họ hành động vì mục tiêu chung của công ty.

Hầu hết văn hóa của các công ty không quá khác biệt nhau, ngay cả các công ty trong những ngành nghề khác nhau cũng có xu hướng chia sẻ các giá trị văn hóa chung. Ví dụ, hầu hết các công ty tư nhân đều muốn phát triển và tăng doanh thu. Vì thế đa phần họ sẽ thúc đẩy nhân viên hơn là để cho nhân viên làm việc tự do, hướng tới tinh thần làm việc theo đội nhóm và thể hiện sự quan tâm đến thành tích của người khác, nhằm mục đích nâng cao năng suất và chất lượng để có thể chiếm lợi thế và tranh giành thị phần.


Vai trò của xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là tài sản quý giá của công ty, là điều quyết định sự phát triển bền vững của tổ chức. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần có sự đóng góp không nhỏ từ các thành viên công ty, nhưng trước hết là trách nhiệm của đội ngũ nhân sự và lãnh đạo. Nếu bản thân các lãnh đạo cấp cao không thể phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, họ thường thất bại trong công việc, hoặc thậm chí là nghỉ việc vì không phù hợp. Do đó, khi các công ty tuyển dụng lãnh đạo cấp cao, những cá nhân này cần có các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết, cũng như phải phù hợp với văn hóa hiện tại của công ty.

Khi một công ty xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, ba điều hiển nhiên sẽ xảy ra:

  • Nhân viên hiểu rõ lãnh đạo mong muốn họ hành động như thế nào trong một tình huống nhất định.

  • Nhân viên tin rằng hành động của họ là đúng.

  • Nhân viên biết rằng họ sẽ được khen thưởng khi hành động theo đúng các giá trị của công ty.

>>>Xem thêm: Tại sao nên khen thưởng nhân viên?

Vì vậy, một nền văn hóa vững mạnh sẽ tăng cường sự tin cậy và hợp tác giữa các thành viên, ít bất đồng xảy ra cũng như các quyết định được đưa ra hiệu quả hơn. Nhân viên sẽ hiểu rõ hơn điều gì là quan trọng, từ đó các mục tiêu được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có văn hóa nổi bật và đặc trưng sẽ có ưu thế hơn trong việc đẩy mạnh gắn kết nội bộ, tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh với các mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên. Lợi thế cạnh tranh của công ty với văn hóa tốt hơn còn được thể hiện ở việc thu hút và giữ chân nhân tài, khuyến khích sự sáng tạo và cống hiến của nhân viên.

CẨM NANG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Nền văn hóa vững mạnh giúp tăng cường sự tin cậy và hợp tác giữa các thành viên (Nguồn ảnh: freepik)

Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình dài bao gồm nhiều bước. Trên thế giới đã có nhiều mô hình được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu hay các tổ chức lớn, tuy nhiên doanh nghiệp cần cân nhắc mô hình nào thì phù hợp để áp dụng cho tổ chức của mình.

Dưới đây là tổng hợp các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp cốt lõi để đội ngũ nhân sự và lãnh đạo tham khảo:

Bước 1: Đánh giá văn hóa hiện tại của công ty

Khi muốn xây dựng hoặc thay đổi văn hóa doanh nghiệp thì cần bắt đầu bằng việc nhìn nhận văn hóa hiện tại đang như thế nào, sau đó kết hợp với định hướng phát triển của công ty. Việc đánh giá sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận thấy những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó đưa ra các chiến lược nhằm hoàn thiện môi trường văn hóa, thúc đẩy sự phát triển của công ty.

Có nhiều mô hình đánh giá văn hóa khác nhau, trong đó mô hình đánh giá Denison được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay. Mô hình này định hướng doanh nghiệp trả lời bốn câu hỏi sau khi đánh giá văn hóa:

- Nhận thức của các thành viên về định hướng và con đường phát triển của doanh nghiệp như thế nào?

- Nhân viên có hiểu rõ về khách hàng và thị trường, cũng như quy trình thực thi của doanh nghiệp?

- Khả năng xây dựng năng lực và tinh thần trách nhiệm của các thành viên khi thực thi các mục tiêu chung của công ty như thế nào?

- Các thành viên có cam kết thực hiện các mục tiêu đã được đề ra hay không?


Bước 2: Xác định những giá trị cốt lõi cho văn hóa công ty

Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, việc quan trọng nhất là bạn phải biết được những điều bạn mong muốn tạo nên. Có 7 loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến toàn cầu hiện nay, được phân loại dựa trên 2 tiêu chí chính là khả năng phản ứng trước thay đổi và sự tương tác giữa mọi người, bao gồm: văn hóa Quan tâm, Học tập, Mục tiêu, Kết quả, Chuyên chế, Trật tự và Tận hưởng.

Hãy lựa chọn xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ các đặc điểm riêng và mong muốn của công ty bạn, đồng thời phải phù hợp với chiến lược và tầm nhìn của công ty. Đối với các công ty đa quốc gia, mỗi chi nhánh cần lựa chọn các giá trị phù hợp với nền văn hóa đặc trưng của nước đó.


Bước 3: Lập kế hoạch hành động và triển khai văn hóa doanh nghiệp

Sau khi xác định được văn hóa lý tưởng của công ty là gì, việc tiếp theo là đưa ra một kế hoạch hành động cụ thể bao gồm các giai đoạn chính, mốc thời gian, mục tiêu, ưu tiên và người chịu trách nhiệm. Thông thường, một phòng ban hoặc một nhóm cố định sẽ được trao trách nhiệm lên kế hoạch phổ biến và triển khai văn hóa doanh nghiệp.

Trong giai đoạn đầu, các quy định chung về văn hóa công ty sẽ được truyền thông đến nhân viên qua nhiều hình thức như gửi tài liệu, trò chuyện, họp mặt, tổ chức sự kiện văn hóa… Việc này sẽ giúp nhân viên sẽ ghi nhớ các giá trị cốt lõi, cũng như hiểu được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của công ty và cá nhân, từ đó dần dần sẽ hình thành nên thói quen, niềm tin và sự tự giác theo đúng các giá trị văn hóa của công ty. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc điều chỉnh thiết kế văn phòng về nội thất, trang trí, đồng phục sao cho phù hợp và đồng nhất với môi trường văn hóa của mình.


Bước 4: Thiết lập hệ thống khen thưởng phù hợp với văn hóa

Nhân viên không phải lúc nào cũng thích những sự đổi mới, vì thế để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công cần phải có kế hoạch khen thưởng để khuyến khích và động viên nhân viên. Bên cạnh đó, hệ thống khen thưởng hiện hành của công ty cần được thiết kế phù hợp, làm sao để nhân viên có thể được công nhận khen thưởng theo đúng các giá trị văn hóa một cách thường xuyên, từ đó họ sẽ được tiếp thêm động lực và trở thành hình mẫu để những thành viên khác noi theo.

>>> Xem thêm: Cách tạo động lực cho nhân viên

CẨM NANG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Lập kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với chiến lược và tầm nhìn của tổ chức (Nguồn ảnh: freepik)

Bước 5: Đánh giá và duy trì

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Trong quá trình xây dựng, mỗi giai đoạn cần được nhìn nhận và đánh giá thường xuyên về các giá trị và cách thức hiện thời có phù hợp hay không. Bên cạnh đó, tất cả các giá trị văn hóa cần được cập nhật liên tục để tránh việc chúng bị lỗi thời và lạc hậu. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, tuy nhiên để văn hóa trở nên ổn định và tỏa sáng thì cần sự đóng góp và duy trì của tất cả thành viên trong tổ chức. Doanh nghiệp có thể thường xuyên thực hiện các khảo sát sau các hoạt động văn hóa để thu thập ý kiến và đề xuất của nhân viên để văn hóa công ty ngày càng hoàn thiện hơn nữa.


Một vài ví dụ về xây dựng văn hóa doanh nghiệp nổi bật và vững mạnh

Zappos

Zappos là công ty thương mại điện tử bán giày dép hàng đầu thế giới. Không chỉ nổi tiếng về kinh doanh online, Zappos còn rất nổi tiếng khi thành công xây dựng văn hóa doanh nghiệp nổi bật và đặc sắc.

Zappos đưa ra 10 giá trị cốt lõi cho văn hóa doanh nghiệp cũng như hết sức chú trọng vào quá trình tuyển dụng. Các ứng viên sẽ được đánh giá kỹ càng xem có thể hòa nhập và phát triển các giá trị văn hóa của công ty hay không. Công ty sẵn sàng chi trả 2000 USD cho các nhân viên bỏ việc trong quá trình thử việc nếu họ cảm thấy không phù hợp.

CẨM NANG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Zappos đầu tư ngân sách vào việc xây dựng chính sách phúc lợi hấp dẫn (Nguồn: Zappos)

Ngoài ra, Zappos đầu tư ngân sách vào việc xây dựng chính sách phúc lợi hấp dẫn, môi trường làm việc vui vẻ thoải mái, cùng các buổi sinh hoạt đội nhóm nhằm tăng cường tính gắn kết nội bộ. Từ việc xây dựng đội ngũ nhân viên hạnh phúc, Zappos đã sở hữu dịch vụ chăm sóc khách tốt mang lại kết quả kinh doanh cao và sự hài lòng từ khách hàng.



Google

Google là cái tên luôn đứng trong bảng xếp hạng những công ty có môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp tốt nhất trên thế giới. “Vui vẻ” chính là từ phổ biến nhất khi các Googler nói về văn hóa công ty của họ. Nếu bạn thử tìm kiếm “văn hóa Google” thì các kết quả nhận được sẽ là những văn phòng thiết kế sáng tạo và đẹp mắt, những bữa ăn ngon lành miễn phí, hay những con người có một thời gian tuyệt vời làm-mà-chơi với nhau. Tuy nhiên, đó chỉ là những thứ hữu hình nhìn thấy, thực chất văn hóa Google còn sâu sắc và phức tạp hơn nhiều.

CẨM NANG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Văn phòng sáng tạo và màu sắc tại Google (Nguồn: Google)

Google xem “sứ mệnh của công ty”, “sự minh bạch” và “tiếng nói” là nền móng cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của họ. Các quyết định và hành động của công ty không phải dựa trên lý do kinh tế, mà phải dựa vào những gì tuân theo các giá trị của công ty. Trong hầu hết các trường hợp, Google để cho những nền tảng văn hóa của mình dẫn đường họ trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn, bất đồng, cũng như hoạch định chiến lược và tầm nhìn cho tương lai.

>>>Xem thêm: Chiến lược nhân sự của Google

Hiện tại, Google ngày càng phát triển và xây dựng thêm các trụ sở văn phòng tại các quốc gia. Môi trường văn hóa của Google được linh hoạt thay đổi để phù hợp hơn với đặc điểm của quốc gia và lực lượng nhân viên bản địa.



AIA Việt Nam

Năm 2020 đánh dấu năm thứ 2 liên tiếp công ty AIA Việt Nam được vinh danh “Môi trường làm việc lý tưởng. Đây là đánh giá của Great Place To Work® Hoa Kỳ - một tổ chức toàn cầu chuyên về xây dựng và công nhận những nền văn hóa doanh nghiệp có hiệu quả làm việc và độ tín nhiệm cao.

>>> Xem thêm: FlexA - Nền tảng phúc lợi linh hoạt của AIA

CẨM NANG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
AIA Việt Nam được vinh danh “Môi trường làm việc lý tưởng" (Nguồn ảnh: Thanh Niên)

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên nền tảng lấy con người là cốt lõi, AIA Việt Nam luôn chú trọng vào việc đầu tư và phát triển con người cũng như tăng cường gắn kết nội bộ. “Trao quyền cho nhân viên” là một trong những giá trị chính của nền văn hóa công ty AIA. Đội ngũ nhân viên tại AIA luôn được tạo điều kiện để tham gia các lớp huấn luyện về kỹ năng và trao đổi về nguyện vọng phát triển.

Bên cạnh đó, AIA Việt Nam đã chọn EveHR trở thành đối tác xây dựng nền tảng Phúc lợi linh hoạt cho hơn 1000 nhân viên của mình. Với nền tảng hiện đại này, các nhân viên AIA được trao toàn quyền lựa chọn các phúc lợi yêu thích với từng cá nhân. Đây cũng là hình thức để công ty nâng cao trải nghiệm nhân viên, đồng thời thu hút và giữ nhân tài.



Về EveHR

EveHR là nền tảng phúc lợi và khen thưởng nhân viên hàng đầu tại Việt Nam, có thể truy cập được trên cả website và di động. Bên cạnh hai tính năng chính: Phúc lợi linh hoạt và Cổng khen thưởng, EveHR còn tích hợp các tính năng mới nhằm mục tiêu hỗ trợ đội ngũ Nhân Sự nâng cao trải nghiệm của nhân viên, giảm tỷ lệ nhảy việc và tăng cường gắn kết nội bộ cho công ty.

EveHR thuộc tập đoàn Fram^ Group – công ty phát triển phần mềm cao cấp được niêm yết trên sàn NASDAQ.

EeveHR Nền tảng phúc lợi và khen thưởng nhân viên tốt nhất Việt Nam

Website: https://www.evehr.vn | Phone: (028) 3829 9715 | Email: help@evehr.vn


Xây dựng văn hóa khen thưởng của công ty với EveHR ngay bây giờ

bottom of page