Một báo cáo từ McKinsey chỉ ra 20-50% năng suất làm việc có thể bị giảm sút từ “cảm giác cô đơn” khi làm việc từ xa của nhân viên. Bạn và doanh nghiệp của mình có thể vẫn chưa sẵn sàng cho giai đoạn khó khăn này. 7 gợi ý dưới đây được đưa ra dựa theo các khảo sát, thống kê tại các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới để giúp bạn duy trì mức độ gắn kết với nhân viên trong thời gian làm việc từ xa.
1. Thường xuyên check-in cùng team
Báo cáo từ Gallup đã chỉ ra cứ mỗi 5 nhân viên sẽ có 1 người quyết định nghỉ việc khi thấy các yếu tố hạnh phúc (well-being) của mình không được công ty quan tâm đúng mực. Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, sức khỏe thể chất (physical well-being) và sức khỏe tinh thần (mental well-being) của nhân viên càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Về vấn đề này, bạn có thể thử một số gợi ý sau:
Check-in mỗi ngày cùng team và hỏi thăm về sức khỏe của mỗi nhân viên. Hãy đảm bảo rằng mọi người đều có thể tìm thấy sự giúp đỡ kịp thời từ phía bạn khi cần thiết;
Có những khảo sát nhỏ để mọi người thường xuyên đánh giá, cho biết tình hình sức khỏe, tâm trạng của mình;
Cung cấp những thông tin chăm sóc sức khỏe cần thiết từ các nguồn chính thống.
2. Khen thưởng, ghi nhận thường xuyên và đều đặn
Làm việc từ xa cũng đồng nghĩa với sự hạn chế trong việc nhìn thấy nhân viên của bạn thường xuyên hơn. Điều này đặc biệt gây khó khăn cho quá trình đánh giá, khen thưởng hiệu suất làm việc. Đối với nhân viên, đây cũng là một trở ngại lớn khi không biết được những đóng góp của mình liệu có được ghi nhận hay không.
Hãy đặt những mục tiêu nhỏ hơn, những cột mốc ngắn hạn hơn và tập trung vào những thành quả dễ thấy hơn của nhân viên để khen thưởng trong giai đoạn này.
Trong thời gian này, ngân sách khen thưởng là vấn đề khá nhạy cảm. Tuy nhiên đây cũng chính là cơ hội tốt để bạn thử nghiệm các hình thức khen thưởng “phi tiền mặt” khác. Một lời nhắn cảm ơn, một câu nói khích lệ trong những buổi họp hay một món quà nhỏ gửi được gửi đến tận nơi là những gợi ý thích hợp bạn có thể cân nhắc đấy!
3. Giao tiếp, thường xuyên và rõ ràng
Sunil Prashara, Chủ tịch và CEO của Viện Quản lý Dự Án (Project Management Institute) đã có những chia sẻ về kinh nghiệm quản lý các team làm việc từ xa trên toàn thế giới trong một bài viết gần đây trên tạp chí Forbes.
“Chúng tôi đã nỗ lực để đảm bảo rằng việc giao tiếp giữa mọi người không bị gián đoạn dù làm việc từ xa. Mỗi buổi sáng, tôi tổ chức một cuộc họp ảo khoảng 15-20 phút để trò chuyện về các chủ đề không liên quan đến các dự án đang diễn ra. Chúng tôi giữ cho các cuộc họp này rất tích cực, chia sẻ với mọi người về cuộc sống hằng ngày và những mẹo hay mà ai đó học được. Đó là một cách hiệu quả và nhẹ nhàng để giữ cho các nhân viên được kết nối. Và chúng tôi thấy rằng các cuộc trò chuyện bắt đầu trong cuộc họp buổi sáng tiếp tục được nhắc đến trên công cụ làm việc nội bộ của chúng tôi, Yammer, suốt cả ngày.”
Hãy nhớ, giao tiếp chính là chìa khóa để bạn và doanh nghiệp ngăn chặn những nguồn thông tin sai lệch, đồng thời giữ vững sự kết nối giữa mọi người trong giai đoạn khó khăn này.
4. Có những phần thưởng thích hợp hơn trong thời gian cách ly xã hội đang diễn ra
Bên cạnh những thay đổi trong chính sách, phúc lợi nhân viên cũng là một yếu tố rất cần được cân nhắc trong thời gian này. Khi mọi người đều đã và đang được khuyến khích hạn chế ra ngoài, nhưng phúc lợi của công ty cũng nên được thiết kế cho phù hợp hơn.
Một số ý tưởng cho các phúc lợi, phần thưởng thích hợp cho thời gian này dành cho bạn từ EveHR gồm có:
Voucher mua sắm trực tuyến
Voucher mua nhu yếu phẩm thiết yếu
Thẻ nạp điện thoại, thanh toán internet
Voucher mua sách trực tuyến và các khóa học online
Trái cây tươi
5. Đừng quên những dịp đặc biệt!
Tổ chức tiệc trực tuyến chắc chắn là một gợi ý thích hợp cho thời gian này! Có rất nhiều cách để bạn và mọi người có thể cùng tổ chức ăn mừng những dịp đặc biệt kể cả khi cách nhau một màn hình.
Công ty bạn có thông lệ gửi tặng quà và thiệp sinh nhật chứ? Nếu có, đừng quên bạn vẫn có thể duy trì việc này bằng cách nhắn tin và chúc mừng sinh nhật trực tuyến đấy! Hãy là điều này trong những buổi họp chung, để chắc chắn mọi người sẽ không quên mất ngày đặc biệt của một ai đó trong team.
“Happy lunch” cũng là một cách thú vị khác để bạn có thể tổ chức tiệc cùng với mọi người. Mỗi tuần, hãy lên kế hoạch để có thể cùng dành ra ít nhất 1 giờ để mọi người cùng ăn trưa hoặc ăn nhẹ và chuyện trò qua video call. Bạn cũng có thể dùng cách này để tổ chức tiệc sinh nhật hoặc ăn mừng những cột mốc quan trọng của công ty.
6. Tạo sự tin tưởng
Tình hình dịch bệnh hiện tại chắc chắn đã tạo ra những lo lắng rất lớn về sức khỏe đối với mỗi nhân viên. Và điều này cũng đồng thời gây ra những tác động đến năng suất làm việc của mọi người.
Cách tốt nhất để ứng phó với hoàn cảnh này chính là bạn hãy luôn có những hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. Là một nhà quản lý, hãy đảm bảo rằng mọi nhân viên khi cần nói chuyện hoặc giúp đỡ từ phía bạn, họ sẽ luôn có thể liên lạc được với bạn.
Bên cạnh đó, cung cấp một đường dây nóng nội bộ cho nhân viên sử dụng cũng là một giải pháp có thể hỗ trợ mọi người rất nhiều.
7. Giao tiếp và thống nhất các mục tiêu
Theo khảo sát, hơn một nửa số nhân viên ở Mỹ cho biết họ không nắm rõ được những mục tiêu, kế hoạch lớn của công ty. Khi làm việc từ xa, con số này chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều.
Ở vị trí của một người lãnh đạo, một nhiệm vụ cực kì quan trong với bạn chính là giao tiếp rõ ràng, minh bạch với toàn bộ nhân viên trong công ty về mục tiêu chung, những kì vọng của bạn và đặt ra KPI cụ thể cho mỗi người. Sau đó, đảm bảo rằng bạn dành thời gian để hỏi lại và trả lời mọi thắc mắc nếu có để đảm bảo những kế hoạch đều được thông suốt với mọi nhân viên. Đây là một việc cần được thực hiện nghiêm túc vì làm việc từ xa gây ra những trở ngại lớn trong giao tiếp nội bộ.
Xem thêm thông tin về bộ 3 công cụ miễn phí từ EveHR dành riêng cho mục tiêu gắn kết nhân viên khi làm việc từ xa của các doanh nghiệp tại đây.
コメント