Quản lý con người nói chung và quản trị nhân sự nói riêng là một trong những việc khó nhất trong công đoạn điều hành một doanh nghiệp. Một nhà quản lý tài ba không chỉ thể hiện qua năng lực chuyên môn xuất sắc của mình mà còn ở cách họ áp dụng nghệ thuật quản lý nhân viên khéo léo để có được niềm tin của nhân viên. Tuy nhiên, trong tập thể nào cũng vậy, sẽ luôn có những nhân hiếm khi hài lòng với các chính sách đãi ngộ của công ty hay quyết định của cấp quản lý. Vì thế, cùng EveHR tìm hiểu những cách khiến nhân viên hài lòng trong công việc và gắn kết hơn với doanh nghiệp nhé.
Quản trị nhân sự là một trong những việc khó nhất trong điều hành doanh nghiệp (Nguồn: Xframe)
Điều gì khiến nhân viên chưa hài lòng với công việc?
Mỗi một nhân viên đều mang trong mình những tính cách và cá tính hoàn toàn khác biệt, cũng như họ có nhận thức và yêu cầu khác nhau trong quá trình làm việc, điều này tạo nên môi trường làm việc đa dạng với những ý kiến và suy nghĩ đa chiều. Cũng chính vì điều này, trong đội ngũ nhân sự có thể hình thành hai trạng thái nhân viên khác nhau, đó là nhân viên cảm thấy hài lòng với doanh nghiệp và nhân viên với yêu cầu cao, hiếm khi thấy hài lòng với những gì doanh nghiệp mang lại.
Sớm nhận ra những bất đồng giữa nhân viên và công ty chính là điều kiện tiên quyết để đưa ra được giải pháp tối ưu cho quan hệ của cả hai. EveHR gợi ý một vài nguyên nhân khiến nhân viên cảm thấy chưa thật sự thỏa mãn.
Thiếu sự công nhận
Nhiều công ty cho rằng việc thuê nhân viên cho các vị trí công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao và trả lương đúng như thời gian là đủ, là điều khiến nhân viên hài lòng. Điều đó hoàn toàn đúng nhưng chưa đủ. Theo tháp nhu cầu của Abraham Maslow (Maslow’s hierarchy of needs), Sau khi được thỏa mãn về nhu cầu sinh lý (Physiological needs) và nhu cầu an toàn (Safety needs) minh chứng bằng việc được trả lương đầy đủ và hưởng các phúc lợi của công ty, nhân viên dần mưu cầu hơn về nhu cầu được công nhận (Esteem needs). Việc thiếu sự công nhận khiến cho nhân viên mất đi động lực làm việc, hiếm khi hài lòng với công việc và dần dần họ trở thành nhân viên “zombie”, điều mà không một doanh nghiệp nào muốn xảy ra.
Cơ hội phát triển nghề nghiệp không rõ ràng
Việc phát triển bản thân, nghề nghiệp và được thăng tiến trong công việc là một trong những ưu tiên của nhân viên khi làm việc cho một doanh nghiệp. Nhân viên sẽ có động lực và hài lòng hơn trong quá trình làm việc khi được công ty cung cấp những định hướng rõ ràng trong tương lai. Ngược lại, khi nhân viên nhận ra cơ hội thăng tiến trong công việc không được thực thi, bất mãn dần hình thành khiến họ hiếm khi hài lòng với công ty.
Mối quan hệ chốn công sở
Các mối quan hệ xung quanh nhân viên trong môi trường doanh nghiệp là một trong những yếu tố rõ nét nhất ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên. Làm việc trong một môi trường năng động, đoàn kết với những đồng nghiệp luôn vui vẻ và giúp đỡ nhau trong công việc sẽ khiến nhân viên cảm thấy như đây là gia đình thứ hai của mình và nỗ lực hơn để gầy dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực. Mặt khác, một môi trường làm việc xảy ra hiện tượng “ma cũ bắt nạt ma mới” hay chia nhóm tách lẻ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của nhân viên, khiến họ không có động lực làm việc.
Điều gì khiến nhân viên chưa hài lòng với công việc? (Nguồn: Xframe)
Làm cách nào để tăng mức độ hài lòng của nhân viên?
Đôi khi nhân viên chưa hài lòng với công ty nhưng họ không nói ra mà chỉ thể hiện qua những hành động rất nhỏ tưởng chừng như bình thường. Nhận ra những dấu hiệu này có thể giúp cho cấp quản lý và bộ phận nhân sự hiểu hơn về nhu cầu của nhân viên, qua đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp thuận lòng cả nhân viên và công ty. Hiệu suất làm việc giảm sút, trì trệ trong công việc hay trốn tránh trách nhiệm là dấu hiệu nhận biết đầu tiên để bộ phận nhân sự và cấp quản lý cân nhắc để có thể tìm ra cách cải thiện sự hài lòng và doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ bất ổn nội bộ. Đau gì chữa đó chính là cách khắc phục những vấn đề nhân viên đang gặp phải, cũng như đề ra thêm phương pháp để giúp cải thiện tình hình. Dưới đây là một số cách EveHR gợi ý giúp tăng mức độ hài lòng của nhân viên trong công ty.
Công nhận và khen thưởng nhân viên đi đôi
Theo nghiên cứu của OfficeTeam, 66% nhân viên nói rằng họ “có khả năng sẽ rời bỏ công việc của mình nếu họ không cảm thấy được đánh giá cao”. Mỗi người nhân viên đều có những bộ kỹ năng riêng biệt và họ tận dụng những kĩ năng của mình để hoàn thành công việc được giao. Chính vì thế, trân trọng khả năng và công sức nhân viên bỏ ra bằng việc công nhận và khen thưởng xứng đáng cho nhân viên là điều rất cần thiết. Những hành động công nhận và khen thưởng của công ty đóng góp rất lớn trong việc xây dựng tinh thần, năng suất và sự hài lòng tổng thể của nhân viên trong công việc.
Điều này tuy đơn giản nhưng vẫn còn nhiều tổ chức chưa thực sự lưu tâm đến khía cạnh tâm lý này. Đánh giá cao và công nhận nhân viên thường xuyên và đúng lúc sẽ thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên, đóng góp phần lớn vào công cuộc phát triển bền vững của công ty.
Tạo môi trường làm việc tích cực
Môi trường làm việc tích cực có ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm và tinh thần của nhân viên. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì động lực của nhân viên, thúc đẩy quá trình tự phát triển và đóng góp hiệu suất đáng kể vào bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Cấp quản lý và bộ phận nhân sự có thể tạo môi trường làm việc tích cực cho nhân viên thông qua việc giao tiếp cởi mở, xây dựng niềm tin và mối quan hệ lành mạnh giữa nhân viên. Qua việc xây dựng môi trường nơi mà nhân viên có thể dễ dàng động viên, khích lệ nhau trong công việc bằng những khen thưởng thực tế, hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn sẽ tăng cao do sự bền vững và gắn kết trong nội bộ doanh nghiệp.
Môi trường làm việc ảnh hưởng đáng kể đến tinh thần của nhân viên. (Nguồn: Xframe)
Tổ chức đánh giá nhân viên định kỳ
Bằng việc tổ chức các đợt đánh giá thường xuyên, ít nhất mỗi năm một lần, cấp quản lý và bộ phận nhân sự có thể nắm bắt được nhu cầu và suy nghĩ của nhân viên trong quá trình làm việc. Thông qua những đợt đánh giá này, cấp quản lý và nhân viên có cơ hội ngồi lại để bộc bạch những tiêu chí, kỳ vọng và ý kiến của nhân viên. Một khi hiểu rõ được nhân viên đang gặp khó khăn gì và điều gì khiến nhân viên chưa hài lòng, bộ phận nhân sự và cấp quản lý có thể dễ dàng nắm bắt và giải quyết triệt để những tồn đọng trong quá trình làm việc.
>>> Xem thêm: Phương pháp đánh giá nhân viên - có thật sự hiệu quả?
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống (Work-life balance):
Tạo điều kiện để nhân viên có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ là một trong những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề bất mãn trong lòng nhân viên. Lịch làm việc dày đặc với những buổi họp căng thẳng có thể khiến nhân viên mệt mỏi. Vì thế, cấp quản lý và bộ phận nhân sự có thể cân nhắc bắt đầu một chương trình giúp nhân viên sau những giờ làm việc căng thẳng có thể “giải lao” và tận hưởng cuộc sống của họ với những phần thưởng và phúc lợi trong chương trình mà công ty đề xuất.
Lợi ích bất ngờ trong việc tăng mức độ hài lòng của nhân viên
Nhân viên trong doanh nghiệp là nền tảng tiên quyết giúp doanh nghiệp có thể liên tục phát triển qua các giai đoạn kinh tế. Do đó, sự hài lòng của nhân viên trong quá trình làm việc có thể xem là một trong những nhân tố quan trọng quyết định doanh nghiệp có bền vững trong tương lai hay không.
Tăng mức độ gắn kết giữa nhân viên
Mức độ hài lòng của nhân viên càng tăng tỉ lệ thuận với mức độ gắn kết giữa các nhân viên trong công ty. Một nhân viên hài lòng, có động lực làm việc, quan tâm và giúp đỡ đồng nghiệp có thể vô thức tạo nên hiệu ứng cánh bướm, khiến những nhân viên khác có hành vi tương tự. Điều này là một “tín hiệu” tốt đối với một doanh nghiệp cho thấy nền tảng của họ đang thật sự vững chắc để cùng nhau phát triển.
Mức độ hài lòng của nhân viên tỉ lệ thuận với mức độ gắn kết giữa các nhân viên (Nguồn: Xframe)
Giữ chân nhân tài
Sự chuyển đổi nhân viên (employee turnover) là một vấn đề mang tính nghiêm trọng trong một doanh nghiệp. Nó làm gián đoạn quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tiêu hao thời gian, tiền bạc và công sức mà doanh nghiệp chi ra để đào tạo một nhân viên cho công ty. Chính vì thế, nỗ lực trong việc tăng mức độ hài lòng của nhân viên giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí để đào tạo lại một nhân viên mới hoàn toàn. Khi nhân viên cảm thấy hài lòng, chắc chắn một điều rằng họ càng muốn gắn kết với công ty và nỗ lực làm việc để tăng hiệu suất mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Tăng sự hài lòng của khách hàng
Một khi nhân viên hài lòng với những gì doanh nghiệp trao cho họ, năng suất và hiệu suất làm việc của nhân viên có thể tăng đáng kể. Qua đó, sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp có thể đáp ứng hoàn toàn mong đợi và yêu cầu của khách hàng.
Quản lý con người là một việc khó nhằn đòi hỏi người quản lý phải thấu hiểu nhu cầu và suy nghĩ của nhân viên để có thể tìm ra biện pháp phù hợp cho từng trường hợp. Thông qua bài viết, EveHR hy vọng có thể hỗ trợ phần nào trong việc đưa ra những giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.
Về EveHR
EveHR là một trong những ứng dụng hàng đầu giúp gắn kết nhân viên. Chúng tôi hiểu được những điểm chạm trong chu trình làm việc của nhân viên tại công ty từ lúc bắt đầu nhận việc đến khi thôi việc. Vì thế, các tính năng được thiết kế nhằm bổ trợ cho những khó khăn trong từng giai đoạn và giúp nhân viên luôn cảm thấy hài lòng. Lấy ý kiến nhân viên qua những bài khảo sát được thực hiện nhanh và trực tiếp trên nền tảng và được sự tín nhiệm của nhiều công ty lớn như DHL, Suntory Pepsico, Nestle, AIA… EveHR tin tưởng có thể cùng đồng hành tại mảng gắn kết, tăng cường trải nghiệm nhân viên.
EveHR thuộc tập đoàn Fram^ Group – một công ty phát triển phần mềm cao cấp được niêm yết trên sàn NASDAQ.
Comentarios