top of page

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN THỬ VIỆC CHUẨN XÁC

Đã cập nhật: 6 thg 11, 2023

Thử việc là gì?

Công việc luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của con người. Công việc phù hợp là đòn bẩy giúp hạnh phúc và thành công đồng hành lâu dài. Đối với một công ty, việc chọn được một ứng viên phù hợp cũng là yếu tố ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của công ty. Do vậy, trước khi chính thức ký kết hợp đồng dài hạn với một người lao động, công ty sẽ thường triển khai thời gian thử việc để đảm bảo ứng viên đáp ứng tốt với yêu cầu công việc được giao. Vậy thử việc chính xác là gì?

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN THỬ VIỆC CHUẨN XÁC
Thử việc là giai đoạn làm việc giúp người lao động nhận định xem có phù hợp với công việc hay không (nguồn: freepik)

Nói nôm na, thử việc là giai đoạn làm việc trước khi ký hợp đồng lao động chính thức giữa bên thuê lao động và bên cung cấp sức lao động. Giai đoạn này vừa giúp người lao động nhận định rõ ràng đây có phải là công việc phù hợp hay không và cũng vừa giúp bên thuê lao động dễ dàng chọn lọc các ứng viên sau vòng phỏng vấn.

Giai đoạn thử việc hoàn toàn không được bắt buộc bởi Luật lao động mà có thể được thỏa thuận giữa bên thuê lao động và người lao động. Thông thường, giai đoạn thử việc cho những hợp đồng lao động từ 2 tháng trở lên có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng. Trong nhiều trường hợp, nếu bên thuê lao động cần thêm thời gian để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động, bên thuê lao động hoàn toàn có thể đề xuất kéo dài mức thử việc lên 4 hoặc 6 tháng. Với những hợp đồng lao động 1 tháng, người lao động hoàn toàn không cần ký hợp đồng thử việc mà có thể ngay lập tức làm việc.

Trong quá trình thử việc, người thử việc sẽ được giao gần như toàn bộ trách nhiệm cũng như phạm vi công việc thực tế để chứng minh thực lực. Mức phúc lợi trong giai đoạn thử việc sẽ được quy định khác nhau ở mỗi công ty. Người thử việc có thể thương lượng về những phúc lợi có thể nhận được trong giai đoạn thử việc.

Đánh giá nhân viên thử việc là gì?

Đánh giá nhân viên thử việc là thao tác nhìn nhận một cách chi tiết về những thể hiện của người thử việc trong suốt giai đoạn thử việc. Việc đánh giá nhân viên thử việc đồng thời cũng là quá trình tổng hợp những quan sát, chia sẻ từ chính người quản lý trực tiếp cũng như đồng nghiệp của người thử việc. Từ những nhận định vừa mang tính chủ quan vừa khách quan này, người thuê lao động sẽ dễ dàng đưa ra quyết định liệu người thử việc có phù hợp với vị trí công việc cũng như văn hóa công ty hay không. Hai bên sẽ ký hợp đồng lao động chính thức nếu những đánh giá từ quá trình thử việc mang tính tích cực.

Cách đánh giá nhân viên thử việc

Vì việc ký hợp đồng thử việc là tùy vào từng công ty nên việc đánh giá nhân viên thử việc cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách nhìn nhận cũng như mong đợi của người thuê lao động đối với vị trí cần tuyển. Việc đánh giá chính xác nhân viên thử việc đóng vai trò khá quan trọng sau này vì nếu đánh giá chưa chính xác, việc chọn nhầm người cho vị trí cần tuyển hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này dẫn đến việc công ty tốn chi phí cho người lao động mà không nhận lại đóng góp tương xứng hoặc tỉ lệ hoàn vốn không có.

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN THỬ VIỆC CHUẨN XÁC
Quản lý thường tham khảo ý kiến các đồng nghiệp của nhân viên thử việc để có đánh giá chính xác (nguồn: freepik)

Đa phần, người thuê lao động sẽ đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành của người lao động đối với chỉ tiêu đặt ra cũng như thái độ, tinh thần của người lao động trong quá trình thử việc. Để tránh cảm tính, rất nhiều người thuê lao động cũng sẽ lấy ý kiến đánh giá nhận xét từ những thành viên chung đội nhóm với người thử việc nhằm đưa ra đánh giá khách quan nhất. Tuy nhiên, quản lý trực tiếp của người thử việc vẫn sẽ là người quyết định việc có ký kết hợp đồng chính thức với người thử việc hay không.

Hiện nay có nhiều cách đánh giá nhân viên thử việc khác nhau. Trong đó có những cách đánh giá như qua buổi phỏng vấn trực tiếp hay qua mẫu đánh giá. Đối với phỏng vấn trực tiếp người thử việc, ưu điểm là mang lại cái nhìn chính xác hơn tuy nhiên nhược điểm là khá mất thời gian khi phải cân chỉnh lịch giữa người thuê lao động và người lao động. Đồng thời, người phỏng vấn cũng cần có một mức độ khéo léo, nhạy cảm nhất định để đạt được kết quả mong đợi sau buổi phỏng vấn. Mẫu đánh giá được khá nhiều công ty áp dụng hiện tại. Vậy mẫu đánh giá nhân viên thử việc là gì?

Mẫu đánh giá nhân viên thử việc

Mẫu đánh giá nhân viên thử việc là hình thức đưa ra bảng câu hỏi theo những tiêu chí soạn sẵn bởi công ty hoặc người thuê lao động. Mẫu đánh giá này gồm phần tự đánh giá bởi người thử việc và phần đánh giá của người quản lý trực tiếp. Mỗi phần đánh giá này thường gồm đánh giá về việc hoàn thành chỉ tiêu cùng với thái độ và mức độ phù hợp với văn hóa công ty.

Hiện nay, thị trường cũng có rất nhiều công cụ, bảng mẫu đánh giá nhân viên thử việc nhằm giúp quá trình đánh giá được nhanh gọn và cụ thể hơn. Các mẫu đánh giá này khá đa dạng về các đề mục, nội dung tuy nhiên vẫn còn ở mức khái quát nhất định. Để thực sự phù hợp với mong đợi của người thuê lao động, cần có một sự điều chỉnh bảng đánh giá để đi sâu vào chi tiết nhất có thể.

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN THỬ VIỆC CHUẨN XÁC
Hiện nay có nhiều công cụ, bảng mẫu giúp quá trình đánh giá được nhanh gọn và cụ thể hơn (nguồn: freepik)

Các tiêu chí đánh giá nhân viên

Có rất nhiều tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc. Tùy vào từng vị trí công việc, người sử dụng lao động sẽ quyết định nên chọn bộ tiêu chí nào để đánh giá nhân viên. Dưới đây là một vài tiêu chí đánh giá cơ bản nhất thường gặp.

Thái độ

Thái độ đôi khi đóng vai trò quan trọng hơn cả kỹ năng. Người thuê lao động sẽ chần chừ trong việc chọn ứng viên kể cả khi người đó có kỹ năng và kiến thức tốt nếu thái độ không tốt và không phù hợp với văn hóa công ty. Ngược lại, nếu kỹ năng và kiến thức chưa đạt mức chuẩn nhưng người thuê lao động đánh giá cao thái độ ham học hỏi và không bỏ cuộc của người thử việc, khả năng cao là người thử việc sẽ được cân nhắc và được chọn.

Kỹ năng

Kỹ năng đơn giản là khả năng thực hiện 1 công việc nào đó một cách thuần thục. Kỹ năng cao hay thấp được đánh giá dựa trên đầu ra công việc tốt hay chưa tốt. Người thuê lao động hoàn toàn có thể kiếm chứng được kỹ năng của người thử việc trong quá trình thử việc nếu e ngại về mức độ chính xác của những mô tả từ người thử việc trong quá trình phỏng vấn. Ngoài ra, kỹ năng bao gồm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Tùy vào yêu cầu của vị trí thử việc, người thuê lao động có thể cân nhắc tỉ lệ giữa việc đánh giá hai loại kỹ năng này.

Kiến thức

Ngoài kỹ năng thì kiến thức về sản phẩm, vị trí thử việc cũng như công ty đang thử việc cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Người thử việc trong quá trình thử việc cần chứng tỏ mức độ hiểu biết về yêu cầu của vị trí đang tuyển, những kiến thức nền xung quanh và các mối quan hệ liên quan. Nếu kiến thức của người thử việc chỉ bó hẹp trong nội dung thử việc, điểm đánh giá sẽ không thực sự cao. Ngược lại, nếu người thử việc thể hiện được tầm nhìn, kiến thức vượt ngoài phạm vi công việc thì khả năng cao là người thử việc sẽ tạo được ấn tượng tốt cũng như cân nhắc đưa ra vai trò quan trọng hơn cho quá trình làm việc sau này.

Giới thiệu EveHR

EveHR là một nền tảng khen thưởng nhân viên được tùy chỉnh theo yêu cầu. Với tính năng khen thưởng, người thuê lao động thực chất có thể đánh giá, đưa ra những đóng góp mang tính xây dựng cho nhân viên trong và sau khi kết thúc thử việc. Bộ tiêu chí đánh giá có thể được thêm vào chi tiết khen thưởng để đưa ra những nhận định cụ thể và rõ ràng hơn cho người thử việc.

Ngoài ra, EveHR có thể hoàn toàn xây dựng bộ tính năng đánh giá nhân viên thử việc theo yêu cầu của công ty để đáp ứng tốt nhất quy trình cũng như mục tiêu nội bộ.

Website: https://www.evehr.vn/ | Phone: (028) 3829 9715 | Email: help@evehr.vn

Bài viết liên quan

Chuyển đổi từ bậc thang nghề nghiệp sang mô hình nghề nghiệp dạng lưới

Mô hình sự nghiệp dạng lưới (career lattice) thúc đẩy sự linh hoạt trong sự nghiệp và giúp tổ chức phát triển bền vững.

Quản lý nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ, và kỹ năng để quản lý nhân lực hiệu quả nhất

Quản lý nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng quan trọng. Đọc ngay để hiểu rõ và thành công quản lý nhân lực cho doanh nghiệp bạn!

Tổng hợp 50+ lời cảm ơn đồng nghiệp hay nhất

Khám phá 50+ lời cảm ơn đồng nghiệp hay nhất - nguồn cảm hứng vô tận cho những từ ngữ trân trọng, tạo động lực tích cực trong không gian làm việc.

7 bước xây dựng lộ trình thăng tiến chi tiết giúp giữ chân nhân tài

Lộ trình thăng tiến giúp thúc đẩy động lực và giữ chân nhân tài. Bài viết này sẽ nêu rõ lợi ích, cách thức xây dựng và sai lầm cần tránh. Đọc để biết thêm!

5 bí quyết giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc mùa lễ hội

Mùa lễ hội đang đến gần cũng là lúc nhân viên cần có thời gian làm việc phù hợp và cân bằng. Đọc bài viết để biết các bí quyết gia tăng động lực và xả stress cho nhân viên nhé!

Talent Pool vs Talent Pipeline: Tuy giống nhưng khác nhau

Để đạt được sự thành công và đáp ứng nhu cầu nhân lực của tổ chức, HR cần nắm vững cả hai khái niệm này và áp dụng chúng một cách linh hoạt và hiệu quả.

Đăng ký để nhận bản tin

Cảm ơn bạn!

Bài viết gần đây

Chuyển đổi từ bậc thang nghề nghiệp sang mô hình nghề nghiệp dạng lưới

Chuyển đổi từ bậc thang nghề nghiệp sang mô hình nghề nghiệp dạng lưới

Mô hình sự nghiệp dạng lưới (career lattice) thúc đẩy sự linh hoạt trong sự nghiệp và giúp tổ chức phát triển bền vững.

HR Insights

7 bước xây dựng lộ trình thăng tiến chi tiết giúp giữ chân nhân tài

7 bước xây dựng lộ trình thăng tiến chi tiết giúp giữ chân nhân tài

Lộ trình thăng tiến giúp thúc đẩy động lực và giữ chân nhân tài. Bài viết này sẽ nêu rõ lợi ích, cách thức xây dựng và sai lầm cần tránh. Đọc để biết thêm!

Đào tạo & phát triển

Quản lý nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ, và kỹ năng để quản lý nhân lực hiệu quả nhất

Quản lý nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ, và kỹ năng để quản lý nhân lực hiệu quả nhất

Quản lý nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng quan trọng. Đọc ngay để hiểu rõ và thành công quản lý nhân lực cho doanh nghiệp bạn!

HR Insights

5 bí quyết giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc mùa lễ hội

5 bí quyết giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc mùa lễ hội

Mùa lễ hội đang đến gần cũng là lúc nhân viên cần có thời gian làm việc phù hợp và cân bằng. Đọc bài viết để biết các bí quyết gia tăng động lực và xả stress cho nhân viên nhé!

Đào tạo & phát triển

Tổng hợp 50+ lời cảm ơn đồng nghiệp hay nhất

Tổng hợp 50+ lời cảm ơn đồng nghiệp hay nhất

Khám phá 50+ lời cảm ơn đồng nghiệp hay nhất - nguồn cảm hứng vô tận cho những từ ngữ trân trọng, tạo động lực tích cực trong không gian làm việc.

Đào tạo & phát triển

Talent Pool vs Talent Pipeline: Tuy giống nhưng khác nhau

Talent Pool vs Talent Pipeline: Tuy giống nhưng khác nhau

Để đạt được sự thành công và đáp ứng nhu cầu nhân lực của tổ chức, HR cần nắm vững cả hai khái niệm này và áp dụng chúng một cách linh hoạt và hiệu quả.

HR Insights

00AEA0 (2) (1).png

Trải nghiệm EveHR ngay hôm nay để khám phá những tiện ích tuyệt vời mà chúng tôi mang lại cho bạn!

Tạo tài khoản và dùng thử MIỄN PHÍ!

bottom of page