top of page

6 MỤC TIÊU QUAN TRỌNG GIÚP GẮN KẾT NHÂN VIÊN

Đã cập nhật: 30 thg 11, 2023

Việc gắn kết nhân viên xác định được mức độ yêu thích và trách nhiệm của nhân viên này đối với công việc và công ty của họ. Cụ thể, bằng chứng thực nghiệm dưới đây cho thấy được rằng mức độ gắn kết cao có tác động đáng kể đến sự thành công của doanh nghiệp. Theo báo cáo của Gallup(1), sau khi phân tích dữ liệu trong vòng 50 năm từ 2,7 triệu nhân viên đang làm việc tại 96 quốc gia, báo cáo Gallup cho rằng những nhân viên gắn bó với nhau trong tổ chức thường mang lại kết quả kinh doanh khả quan hơn bất kể trong lĩnh vực gì, nơi làm việc và trong các chu kỳ kinh tế.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Deloitte(2), gắn kết nhân viên ảnh hưởng đến một số lĩnh vực như: năng suất, doanh thu, hiệu suất và thậm chí cả việc giữ chân nhân viên.

  • Năng suất: các doanh nghiệp Mỹ mất gần 300 tỷ đô năng suất hằng năm do việc thiếu gắn kết của nhân viên tại doanh nghiệp.

  • Doanh thu: các tổ chức có sự gắn kết giữa nhân viên có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trong 3 năm cao hơn 2-3 lần so với mức trung bình (tăng trưởng 20.1% tại tổ chức có sự gắn bó và tăng trưởng 8.9% tại trung bình).

  • Hiệu suất và Giữ chân nhân viên: Những tổ chức có sự gắn kết giữa nhân viên thường có hiệu suất làm việc hiệu quả hơn 57% và tỷ lệ nghỉ việc ít hơn 87% so với những công ty không có sự gắn kết nhân viên.

Báo cáo Deloitte cho thấy gắn kết nhân viên có sức ảnh hưởng lớn (Nguồn: Deloitte)


Do đó, bằng cách tối ưu hóa tiềm năng to lớn của nguồn lực trong doanh nghiệp, tập trung xác định sự gắn kết phù hợp với các giá trị của doanh nghiệp cũng như tìm cách loại bỏ các rào cản để tăng gắn kết giữa nhân viên với nhau và nhân viên với công ty chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp hướng đến thành công.


6 mục tiêu quan trọng trong gắn kết nhân viên


Dưới đây là một số gợi ý để tạo điều kiện cho sự phát triển gắn kết giữa nhân viên và công ty:


1. Giao tiếp:


Giao tiếp là trọng tâm của bất kỳ nỗ lực nào nhằm cải thiện sự tương tác và tạo ra một văn hóa công ty tích cực. Nó tạo ra sự tin tưởng, minh bạch và nâng cao tinh thần của nhân viên trong công ty. Giao tiếp hiệu quả đòi hỏi phải hiệu chỉnh các kế hoạch để đáp ứng phản hồi của nhân viên. Cụ thể, công ty có thể tạo một mục ý kiến, thắc mắc của nhân viên gửi đến công ty để có thể hiểu rõ nhân viên đang cần gì và muốn gì để giao tiếp kịp thời và tìm ra hướng giải quyết.


2. Môi trường làm việc:


Bạn đã bao giờ tìm review của một công ty mà bạn chuẩn bị nộp đơn xin việc chưa? Trong thời đại mà môi trường làm việc của bất kỳ công ty nào đều có thể thành chủ đề review trên các trang như Glassdoor thì những phản hồi tiêu cực của nhân viên đang làm tại công ty về những bất trắc trong môi trường làm việc có thể cản trở công ty trong việc giữ chân và tuyển dụng nhân viên.

Vì thế, nếu muốn tránh tình trạng hiệu suất làm việc và tương tác kém giữa nhân viên với công ty, doanh nghiệp cần có những động thái rõ ràng để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ tại sao môi trường làm việc lại không tốt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể khảo sát ý kiến của nhân viên mỗi 6 tháng một lần để có cái nhìn tổng quan về mong muốn và suy nghĩ của nhân viên về môi trường làm việc và phát triển hiện tại. Từ đó, đưa ra giải pháp và lập kế hoạch để cải thiện và phát triển.



3. Phần thưởng và Phúc lợi


Phần thưởng và Phúc lợi là công cụ thiết yếu nếu muốn gắn kết nhân viên. Tuy nhiên, nguyện vọng và mong muốn của nhân viên về Phần thưởng và Phúc lợi đã có những thay đổi đáng kể qua nhiều năm. Trong kỷ nguyên số và hậu đại dịch, nhân viên cần những phần thưởng gắn liền với sự công nhận thành quả của bản thân và cần những phúc lợi “vừa vặn” với bản thân chứ không phải những phúc lợi “xịn” nhưng không phù hợp.

Theo báo cáo của CAP - Center of American Progress(3) ước tính rằng việc thay thế một nhân viên đơn lẻ sẽ tốn khoảng 20% ​​tiền lương của nhân viên đó. Cũng theo bài viết của People matters(4), 86% doanh nghiệp đã và đang dành ngân sách của doanh nghiệp để đầu tư cho những Phần thưởng và Phúc lợi cho nhân viên.

Công nhận và đánh giá cao những kết quả, thành tích của nhân viên có thể tạo động lực để nhân viên phát triển tốt hơn và thúc đẩy các nhân viên khác cùng cố gắng. Khi được công nhận và khen thưởng, nhân viên hiểu rằng các cấp quản lý luôn quan tâm đến những đóng góp của bản thân, từ đó tiếp tục mang lại những thành tích đáng kể trong công việc. Đồng thời, cung cấp cho nhân viên những phúc lợi “đúng ý”, được “may đo” theo nhu cầu thực tế của nhân viên khiến họ cảm thấy được tôn trọng khi nói ra những mong muốn của bản thân.

Điều này có lẽ sẽ khiến việc thiết kế gói phúc lợi và quản lý ngân sách trở thành mối lo ngại của các công ty. Tuy nhiên, hiện nay các công ty đã có thể uỷ quyền cho các nền tảng như EveHR để tiết kiệm thời gian và nguồn lực.


Phần thưởng và Phúc lợi linh hoạt của EveHR (Nguồn: EveHR)


4. Phát triển cá nhân


Trong dòng chảy hiện tại, khi nhân viên vui vẻ, gắn bó và cảm thấy được hỗ trợ bởi sự lãnh đạo và quản lý của doanh nghiệp, họ có xu hướng hoàn thành công việc được bàn giao tốt nhất có thể. Sự gắn kết không chỉ giúp nhân viên có nhiều cơ hội để phát triển bản thân mà còn rất hữu ích cho tiến trình phát triển của doanh nghiệp vì nhân viên luôn cố gắng phát triển bản thân mình nhờ vào sự gắn kết trong công việc với các nhân viên khác và cả với công ty. Văn hóa khuyến khích nhân viên học hỏi liên tục sẽ tạo ra một tổ chức nhanh nhẹn, linh hoạt với tốc độ cạnh tranh trong thị trường lớn. Vì thế, công ty cần tạo môi trường phát triển và học hỏi liên tục cho nhân viên nếu không muốn mất đi những nhân tài tiềm ẩn trong doanh nghiệp.


5. Sự hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo


Sự gắn kết của nhân viên đòi hỏi sự tham gia và đầu tư của ban lãnh đạo và ban quản trị. Nhân viên cần thấy rằng những quản lý cấp cao (C-Suite) của họ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các chiến lược và kế hoạch gắn kết nhân sự trong doanh nghiệp. Chỉ khi đó, họ mới tin tưởng vào nỗ lực và cam kết tuân theo khuôn khổ cam kết.

Báo cáo của Gallup(5) cho thấy rằng những nhân viên gắn bó làm việc an toàn hơn, thời gian làm việc tại công ty lâu hơn, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt hơn và dẫn đến lợi nhuận của công ty cao hơn.

Nhân viên gắn bó có chất lượng làm việc tốt hơn (Nguồn: Gallup)


6. Khảo sát/ Phản hồi


Bạn sẽ không khắc phục được các vấn đề về gắn kết nhân sự cho đến khi bạn xác định được lý do tại sao. Khảo sát là một công cụ hữu ích để xác định những gì chưa hoàn thiện bằng cách cho mọi người cơ hội đóng góp ý kiến và thông báo rõ ràng với nhân viên rằng các phản hồi của họ đang được xem xét một cách nghiêm túc. Luôn luôn lắng nghe nhân viên là điều cần thiết, tuy nhiên dữ liệu của nhân viên là điều quan trọng để bạn có thể hiểu và tìm được hướng giải quyết nếu công ty của bạn không có sự gắn kết với nhau.


Bằng chứng cho thấy rõ ràng rằng một lực lượng lao động gắn bó là rất quan trọng đối với sự thành công của một tổ chức. Trong một cuộc khảo sát gần đây của Deloitte(6), các giám đốc điều hành đã nói rõ về cách họ đánh giá mức độ tham gia của nhân viên. “Đại đa số các giám đốc điều hành trả lời cuộc khảo sát Global human Capital trend đánh giá sự gắn kết là ưu tiên hàng đầu đối với công ty của họ.” và “Giám đốc điều hành đánh giá sự gắn kết là quan trọng hoặc rất quan trọng.”

Các giám đốc điều hành đánh giá sự gắn kết là quan trọng hoặc rất quan trọng (Nguồn: Deloitte)



May mắn thay, một số chỉ số gần đây về mức độ gắn kết của nhân viên rất đáng khích lệ. Gallup(7) báo cáo rằng mức độ gắn kết của nhân viên đã tăng 39% vào tháng 1 năm 2021 và thậm chí các thế hệ trẻ hơn cũng đang tham gia vào sự gia tăng này.


Sai lầm thường xuyên nhất của các tổ chức là coi sự gắn kết của nhân viên là trách nhiệm duy nhất của bộ phận nhân sự. Thật không may, nếu sự gắn kết không ngấm vào từng phòng ban của tổ chức, đặc biệt là giữa các nhà quản lý và lãnh đạo, thì mức độ gắn kết thấp tiếp tục là một vấn đề dai dẳng với hậu quả tiêu cực đi kèm.



Về EveHR

EveHR - Giải pháp công nghệ giúp quản lý phúc lợi và khen thưởng nhân viên.

Nền tảng ứng dụng hàng đầu tại Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện độ gắn kết nội bộ và nâng cao nhận thức của nhân viên về khoản đầu tư phúc lợi của công ty, xây dựng văn hóa ghi nhận và khen thưởng tích cực hằng ngày.

Nền tảng của chúng tôi được thiết kế đáp ứng các nhu cầu quản lý phúc lợi, đồng bộ kênh truyền thông, thu hút và giữ chân nhân tài, tăng độ uy tín thương hiệu công ty.

EveHR thuộc tập đoàn Farm^ Group – một công ty phát triển phần mềm cao cấp được niêm yết trên sàn NASDAQ.

Website: https://www.evehr.vn | Phone: 0326 257 070 | Email: help@evehr.vn

Zalo Official Account: https://evehr.plus/Zalo

Download tại đây:

👉 IOS

👉 Android



References:

Bài viết liên quan

Chuyển đổi từ bậc thang nghề nghiệp sang mô hình nghề nghiệp dạng lưới

Mô hình sự nghiệp dạng lưới (career lattice) thúc đẩy sự linh hoạt trong sự nghiệp và giúp tổ chức phát triển bền vững.

Quản lý nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ, và kỹ năng để quản lý nhân lực hiệu quả nhất

Quản lý nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng quan trọng. Đọc ngay để hiểu rõ và thành công quản lý nhân lực cho doanh nghiệp bạn!

Tổng hợp 50+ lời cảm ơn đồng nghiệp hay nhất

Khám phá 50+ lời cảm ơn đồng nghiệp hay nhất - nguồn cảm hứng vô tận cho những từ ngữ trân trọng, tạo động lực tích cực trong không gian làm việc.

7 bước xây dựng lộ trình thăng tiến chi tiết giúp giữ chân nhân tài

Lộ trình thăng tiến giúp thúc đẩy động lực và giữ chân nhân tài. Bài viết này sẽ nêu rõ lợi ích, cách thức xây dựng và sai lầm cần tránh. Đọc để biết thêm!

5 bí quyết giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc mùa lễ hội

Mùa lễ hội đang đến gần cũng là lúc nhân viên cần có thời gian làm việc phù hợp và cân bằng. Đọc bài viết để biết các bí quyết gia tăng động lực và xả stress cho nhân viên nhé!

Talent Pool vs Talent Pipeline: Tuy giống nhưng khác nhau

Để đạt được sự thành công và đáp ứng nhu cầu nhân lực của tổ chức, HR cần nắm vững cả hai khái niệm này và áp dụng chúng một cách linh hoạt và hiệu quả.

Đăng ký để nhận bản tin

Cảm ơn bạn!

Bài viết gần đây

Chuyển đổi từ bậc thang nghề nghiệp sang mô hình nghề nghiệp dạng lưới

Chuyển đổi từ bậc thang nghề nghiệp sang mô hình nghề nghiệp dạng lưới

Mô hình sự nghiệp dạng lưới (career lattice) thúc đẩy sự linh hoạt trong sự nghiệp và giúp tổ chức phát triển bền vững.

HR Insights

7 bước xây dựng lộ trình thăng tiến chi tiết giúp giữ chân nhân tài

7 bước xây dựng lộ trình thăng tiến chi tiết giúp giữ chân nhân tài

Lộ trình thăng tiến giúp thúc đẩy động lực và giữ chân nhân tài. Bài viết này sẽ nêu rõ lợi ích, cách thức xây dựng và sai lầm cần tránh. Đọc để biết thêm!

Đào tạo & phát triển

Quản lý nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ, và kỹ năng để quản lý nhân lực hiệu quả nhất

Quản lý nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ, và kỹ năng để quản lý nhân lực hiệu quả nhất

Quản lý nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng quan trọng. Đọc ngay để hiểu rõ và thành công quản lý nhân lực cho doanh nghiệp bạn!

HR Insights

5 bí quyết giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc mùa lễ hội

5 bí quyết giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc mùa lễ hội

Mùa lễ hội đang đến gần cũng là lúc nhân viên cần có thời gian làm việc phù hợp và cân bằng. Đọc bài viết để biết các bí quyết gia tăng động lực và xả stress cho nhân viên nhé!

Đào tạo & phát triển

Tổng hợp 50+ lời cảm ơn đồng nghiệp hay nhất

Tổng hợp 50+ lời cảm ơn đồng nghiệp hay nhất

Khám phá 50+ lời cảm ơn đồng nghiệp hay nhất - nguồn cảm hứng vô tận cho những từ ngữ trân trọng, tạo động lực tích cực trong không gian làm việc.

Đào tạo & phát triển

Talent Pool vs Talent Pipeline: Tuy giống nhưng khác nhau

Talent Pool vs Talent Pipeline: Tuy giống nhưng khác nhau

Để đạt được sự thành công và đáp ứng nhu cầu nhân lực của tổ chức, HR cần nắm vững cả hai khái niệm này và áp dụng chúng một cách linh hoạt và hiệu quả.

HR Insights

00AEA0 (2) (1).png

Trải nghiệm EveHR ngay hôm nay để khám phá những tiện ích tuyệt vời mà chúng tôi mang lại cho bạn!

Tạo tài khoản và dùng thử MIỄN PHÍ!

bottom of page