top of page

TURN-OVER RATE LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ CẢI THIỆN?

Đã cập nhật: 30 thg 11, 2023

Turn-over rate (Tỷ lệ thôi việc) là tỷ lệ số nhân viên nghỉ việc so với số nhân viên bình quân trong một khoảng thời gian nhằm đo lường tốc độ nhảy việc tại công ty/doanh nghiệp. Chỉ số này còn có thể được chia nhỏ hơn thành thôi việc tự nguyện (voluntary - do các nguyên nhân chủ quan như bất mãn, không hài lòng, bất hòa với công việc và người quản lý) và không tự nguyện (involuntary - do các nguyên nhân khách quan như về hưu, bệnh tật, chuyển nơi ở, v.v.).

Turn-over rate là gì? Làm sao để cải thiện? Tỷ lệ thôi việc nói lên điều gì? (ảnh: xframe)

Phần trăm tỷ lệ nhảy việc nói lên điều gì?

Kết luận bởi Dr. John Sullivan cho rằng:

< 3%: Tỷ lệ này cho thấy mọi thứ ở công ty dường như đều ổn. Có chăng lỗi là ở người sếp. Các sếp nên thay đổi lại một số cách ứng xử, giao tiếp với nhân viên hoặc cách làm việc, giao việc, ...
3 – 5%: Tỷ lệ này chưa có nhiều lo ngại. Lỗi nhiều là ở hệ thống lương. Bên cạnh đó lỗi ở cấp trên vẫn tính vào tỷ lệ này.
5 – 8%: Công ty có dấu hiệu đang gặp vấn đề. Ngoài vấn đề “sếp”, “lương”, có thể còn có thêm vấn đề về “cơ hội phát triển và thăng tiến”. Nên xem lại hệ thống đào tạo phát triển của công ty và các chức danh xem thế nào?
8 – 10%: Tỷ lệ cảnh báo. Công ty đang gặp vấn đề về văn hóa doanh nghiệp. Có thể xem xét lại các hoạt động nhân sự, truyền thông nội bộ, có thể công ty thiếu những buổi sinh hoạt, PR nội bộ. Nên xem lại từ vấn đề lương, cơ hội thăng tiến cho văn hóa.
>10%: Ngoài những yếu tố trên, rất có khả năng bị các yếu tố môi trường vĩ mô toàn ngành tác động như xu hướng nhảy việc của toàn ngành chẳng hạn. Trường hợp này cần phải xem lại một cách tổng thể.

Các nguyên nhân chủ yếu và hành động, biện pháp cải thiện

Nhân viên không được công nhận xứng đáng.

Nếu đặt mình vào vị trí nhân viên, thông thường khi mới vào làm, họ rất chăm chỉ làm việc, thậm chí còn làm vượt mức thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn không nhìn nhận, công nhận công sức của họ một cách kịp thời, họ sẽ dần nản chí và tìm một công việc mới thay thế.

Cách giải quyết:

  • Chế độ lương thưởng phù hợp: Ai đi làm cũng mong muốn nhận được một số lương hợp lý đúng với công sức của mình, vì vậy trước khi ấn định mức lương vào một vị trí, bạn nên khảo sát xem các vị trí tương tự ngoài thị trường là bao nhiêu, khối lượng công việc như thế nào, thậm chí có thể cân nhắc dựa trên mức lương của nhân viên đó tại công ty cũ.

  • Khen thưởng, công nhận kịp thời: Tuy việc khen thưởng không tốn quá nhiều chi phí nhưng nó là động lực rất lớn khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Dùng một nền tảng để quản lý việc này, khen ngợi nhân viên hoặc tặng họ một khoản điểm mỗi khi họ thực hiện tốt một công việc, nhân viên có thể sử dụng khoản điểm đó để quy đổi ra voucher, khóa học...đúng theo nhu cầu của mình. Họ sẽ cảm thấy được trân trọng công sức. Từ đó, giảm thiểu tỷ lệ thôi việc trong công ty.

Không được công nhận xứng đáng là một trong những nguyên do nhân viên quyết định nhảy việc (ảnh: xframe)

Nhân viên không tìm được con đường phát triển

Không nhìn thấy được tương lai cũng là một trong những lý do dẫn đến việc thôi việc của nhân viên. Nếu trong quá trình làm việc, họ không thấy được sự phát triển cho chính bản thân mình, nhảy việc sẽ là điều tất yếu.

Cách giải quyết:

  • Với mỗi vị trí trong công ty, bạn nên có một lộ trình thăng tiến rõ ràng: Giúp đỡ nhân viên của mình học tập, cải thiện để đi theo lộ trình thăng tiến đó, nó không chỉ dừng lại ở chức danh mà còn có thể thăng tiến trong thu nhập. Nếu nhân viên nhận thấy bản thân mình tốt lên mỗi ngày họ sẽ hào hứng và ngày càng chăm chỉ hơn.

  • Thỉnh thoảng hãy trò chuyện với nhân viên của mình về mục tiêu tương lai của họ là gì, bạn có thể nắm bắt được mong muốn từ đó mang đến định hướng tốt hơn.

Mâu thuẫn với cấp trên, đồng nghiệp

Mâu thuẫn trong một tập thể là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu mức độ mâu thuẫn dẫn đến việc nhân viên nghỉ việc thì bạn nên xem xét lại cách quản lý của mình. Thông thường, nhân viên bỏ sếp chứ không bỏ công ty

Cách giải quyết:

  • Giám sát công việc của người quản lý trực tiếp để kiểm tra xem cách họ làm việc và giao việc như thế nào. Nếu nhiều hơn một nhân viên nghỉ việc do mâu thuẫn với sếp thì đó chính là vấn đề từ sếp không phải từ nhân viên.

  • Hãy tuyển dụng “đúng" quản lý, thường xuyên thu thập những khảo sát từ nhân viên để có cái nhìn khách quan hơn.

Khối lượng công việc quá nhiều và áp lực

Một số công việc khiến nhân viên quá áp lực hoặc rủi ro cao như vị trí sales, tín dụng sẽ khiến họ mệt mỏi và chán nản sau thời gian dài. Chưa kể, nếu doanh số, mục tiêu cấp trên đặt xuống quá khó khăn sẽ rất dễ để họ nhen nhóm ý định nhảy việc.

Khối lượng công việc quá nhiều gây mệt mỏi và chán nản cho nhân viên trong thời gian dài (ảnh: xframe)

Cách giải quyết:

  • Giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đây là một trong những cách quan trọng nhất. Chú ý đến sức khoẻ nhân viên của bạn, nhanh chóng nhận ra nếu nhân viên của mình đang làm việc quá sức hay quá mệt mỏi, cho họ nghỉ một vài ngày để giảm stress và cân bằng lại.

Ngoài ra, còn có một số biện pháp khác để hạn chế tình trạng nhân viên nhảy việc:

Là người hoạch định và duy trì sự ổn định của đội ngũ nhân sự, chắc hẳn chúng ta đều muốn tỷ lệ biến động ở mức tiêu chuẩn của ngành. Do đó, cần phân tích từng yếu tố ảnh hưởng, đánh giá nguy cơ của từng yếu tố đó cho đến từng nhân viên, ngay từ lúc là ứng viên tuyển dụng để có biện pháp căn cơ và phù hợp.

Các hành động bạn có thể làm là:

  • Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên hiện tại.

  • Phỏng vấn đối với nhân viên nghỉ việc.

  • Phân chia các đối tượng lao động và dự báo tỷ lệ nghỉ việc trong năm.

  • Sàng lọc và lựa chọn ứng viên kỹ lưỡng.

  • Huấn luyện về quản trị nhân sự - đắc nhân tâm cho người quản lý.

Cần phân tích, đánh giá khả năng nhảy việc của từng nhân viên, ngay từ khi tuyển dụng (ảnh: xframe)

Về EveHR

Hiểu được những khó khăn nếu tỉ lệ turnover rate cao cũng như những nguyên nhân và biện pháp giải quyết vấn đề, EveHR tự hào là một trong những nhà cung cấp giải pháp tiên phong cho nền tảng ở Việt Nam với sự đồng hành của các tên tuổi lớn như AIA, DHL, Suntory Pepsico, Nestle....Bằng việc lắng nghe những chia sẻ của Nhân sự các công ty về những thử thách gặp phải, EveHR sẽ đưa ra những tư vấn thiết thực cũng như đồng hành sát sao cùng công ty trong quá trình xây dựng, triển khai nền tảng cũng như dịch vụ hậu mãi.

Website: https://www.evehr.vn | Phone: (028) 3829 9715 | Email: help@evehr.vn


Bài viết liên quan

Chuyển đổi từ bậc thang nghề nghiệp sang mô hình nghề nghiệp dạng lưới

Mô hình sự nghiệp dạng lưới (career lattice) thúc đẩy sự linh hoạt trong sự nghiệp và giúp tổ chức phát triển bền vững.

Quản lý nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ, và kỹ năng để quản lý nhân lực hiệu quả nhất

Quản lý nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng quan trọng. Đọc ngay để hiểu rõ và thành công quản lý nhân lực cho doanh nghiệp bạn!

Tổng hợp 50+ lời cảm ơn đồng nghiệp hay nhất

Khám phá 50+ lời cảm ơn đồng nghiệp hay nhất - nguồn cảm hứng vô tận cho những từ ngữ trân trọng, tạo động lực tích cực trong không gian làm việc.

7 bước xây dựng lộ trình thăng tiến chi tiết giúp giữ chân nhân tài

Lộ trình thăng tiến giúp thúc đẩy động lực và giữ chân nhân tài. Bài viết này sẽ nêu rõ lợi ích, cách thức xây dựng và sai lầm cần tránh. Đọc để biết thêm!

5 bí quyết giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc mùa lễ hội

Mùa lễ hội đang đến gần cũng là lúc nhân viên cần có thời gian làm việc phù hợp và cân bằng. Đọc bài viết để biết các bí quyết gia tăng động lực và xả stress cho nhân viên nhé!

Talent Pool vs Talent Pipeline: Tuy giống nhưng khác nhau

Để đạt được sự thành công và đáp ứng nhu cầu nhân lực của tổ chức, HR cần nắm vững cả hai khái niệm này và áp dụng chúng một cách linh hoạt và hiệu quả.

Đăng ký để nhận bản tin

Cảm ơn bạn!

Bài viết gần đây

Chuyển đổi từ bậc thang nghề nghiệp sang mô hình nghề nghiệp dạng lưới

Chuyển đổi từ bậc thang nghề nghiệp sang mô hình nghề nghiệp dạng lưới

Mô hình sự nghiệp dạng lưới (career lattice) thúc đẩy sự linh hoạt trong sự nghiệp và giúp tổ chức phát triển bền vững.

HR Insights

7 bước xây dựng lộ trình thăng tiến chi tiết giúp giữ chân nhân tài

7 bước xây dựng lộ trình thăng tiến chi tiết giúp giữ chân nhân tài

Lộ trình thăng tiến giúp thúc đẩy động lực và giữ chân nhân tài. Bài viết này sẽ nêu rõ lợi ích, cách thức xây dựng và sai lầm cần tránh. Đọc để biết thêm!

Đào tạo & phát triển

Quản lý nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ, và kỹ năng để quản lý nhân lực hiệu quả nhất

Quản lý nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ, và kỹ năng để quản lý nhân lực hiệu quả nhất

Quản lý nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng quan trọng. Đọc ngay để hiểu rõ và thành công quản lý nhân lực cho doanh nghiệp bạn!

HR Insights

5 bí quyết giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc mùa lễ hội

5 bí quyết giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc mùa lễ hội

Mùa lễ hội đang đến gần cũng là lúc nhân viên cần có thời gian làm việc phù hợp và cân bằng. Đọc bài viết để biết các bí quyết gia tăng động lực và xả stress cho nhân viên nhé!

Đào tạo & phát triển

Tổng hợp 50+ lời cảm ơn đồng nghiệp hay nhất

Tổng hợp 50+ lời cảm ơn đồng nghiệp hay nhất

Khám phá 50+ lời cảm ơn đồng nghiệp hay nhất - nguồn cảm hứng vô tận cho những từ ngữ trân trọng, tạo động lực tích cực trong không gian làm việc.

Đào tạo & phát triển

Talent Pool vs Talent Pipeline: Tuy giống nhưng khác nhau

Talent Pool vs Talent Pipeline: Tuy giống nhưng khác nhau

Để đạt được sự thành công và đáp ứng nhu cầu nhân lực của tổ chức, HR cần nắm vững cả hai khái niệm này và áp dụng chúng một cách linh hoạt và hiệu quả.

HR Insights

00AEA0 (2) (1).png

Trải nghiệm EveHR ngay hôm nay để khám phá những tiện ích tuyệt vời mà chúng tôi mang lại cho bạn!

Tạo tài khoản và dùng thử MIỄN PHÍ!

bottom of page