Việc xây dựng chiến lược nhân sự đi đôi với chiến lược kinh doanh là một yếu tố quan trọng để đạt được sự thành công và cạnh tranh bền vững trong môi trường kinh doanh ngày nay.
Bài viết này sẽ đề cập đến lợi ích của việc liên kết chiến lược nhân sự với chiến lược kinh doanh, và các bước xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả. Đọc tiếp để biết thêm!
Chiến lược nhân sự là gì?
Chiến lược nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi hiệu quả chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược nhân sự thường bao gồm các mục như: thu hút và phát triển nhân tài, xây dựng thương hiệu của tổ chức, phát triển kỹ năng chiến lược của công ty.
Các yếu tố trên có thể được tập trung tùy theo mục tiêu của từng doanh nghiệp. Và các phần mục lớn nên được chia thành các mục nhỏ hơn như các bước thực thi, thời gian và người chịu trách nhiệm.
Vai trò của chiến lược nhân sự đối với chiến lược kinh doanh
Với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, chiến lược nhân sự nên đi đôi với chiến lược kinh doanh nhằm phát triển dài hạn và thu hút, giữ chân nhân tài.
Đồng thời, công nghệ đang thay đổi toàn bộ các ngành với tốc độ nhanh chóng và thay đổi thị trường lao động. Với sự thay đổi này, doanh nghiệp nên xem nguồn nhân lực như một đối tác chiến lược dài hạn trong kinh doanh nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho đôi bên.
Bộ phận nhân sự (HR) nên truyền đạt rõ ràng về mục tiêu kinh doanh cho nhân viên và giúp họ phát triển trong bối cảnh có nhiều thay đổi. Việc tận dụng nguồn nhân lực hiện có để xây dựng, phát triển sáng kiến chiến lược có thể giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Lợi ích khi gắn kết chiến lược nhân sự với chiến lược kinh doanh
Việc liên kết chiến lược nhân sự với chiến lược kinh doanh mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp, phòng nhân sự mà còn cho nhân viên. Các lợi ích nhận được là:
Nâng cao giao tiếp giữa lãnh đạo và toàn bộ doanh nghiệp
Duy trì sự tập trung của nhân viên và doanh nghiệp vào mục tiêu chiến lược
Tăng cường năng suất làm việc
Gia tăng sự đóng góp của nhân viên
Khuyến khích nhân viên tham gia thảo luận
Giữ chân nhân viên
Bí quyết để chiến lược nhân sự đi đôi với chiến lược kinh doanh
Để xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả, bộ phận nhân sự cần phân tích môi trường vĩ mô, nguồn lực nội bộ, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp và khách hàng mục tiêu. Điều này giúp tạo ra các chiến thuật cạnh tranh phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể, bởi vì những yếu tố này có thể thay đổi chi phí tuyển dụng, yêu cầu và năng lực của đội ngũ.
Tiếp đến, chiến lược kinh doanh nên đi đôi với chiến lược vi mô và vĩ mô của doanh nghiệp. Các chiến lược này có thể là thu hút nhân tài, mở rộng thị phần, hay gia tăng doanh số bán hàng.
Yếu tố thứ ba mà phòng nhân sự cần quan tâm là sự đồng thuận của nhân viên ở nhiều cấp bậc với chiến lược đề ra. Để có được sự đồng thuận, phòng nhân sự cần trình bày rõ ràng về chiến lược, đồng thời ghi nhận những đóng góp mang tính xây dựng và từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.
Bên cạnh đó, chiến lược nhân sự cần được thực thi hiệu quả với các bước rõ ràng, người có trách nghiệm và mốc thời gian cụ thể. Đồng thời, việc đề ra các kế hoạch dự phòng trong quá trình thực thi cũng không kém phần quan trọng.
Đặc biệt là phòng ban ưu tiên mục tiêu hợp lý với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ như trong những năm đầu tiên, doanh nghiệp có thể tập trung tạo sự gắn kết trong môi trường làm việc, năm thứ hai là tạo dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh và tiếp theo là tập trung vào thu hút giữ chân nhân tài.
Các bước xây dựng chiến lược nhân sự
Quy trình xây dựng chiến lược nhân sự thông thường bao gồm năm giai đoạn:
Phân tích ngành: Bộ phận HR cần cập nhật và phân tích xu hướng tăng trưởng của ngành, sự thay đổi trong thị hiếu của khách hàng và phân hoá thị trường, cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành.
Phân tích chiến lược, chuỗi giá trị và quy trình cốt lõi: Định hướng hay chiến lược của doanh nghiệp bao gồm mục tiêu chiến lược, định hướng phát triển tổng thể, danh mục lĩnh vực kinh doanh, phạm vi kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cốt lõi và giá trị.
Phân loại và xác định nhóm nhân lực cốt lõi: Từ yếu tố trên, HR sẽ có cơ sở để phân loại các nguồn nhân lực, xác định được các yêu cầu đối với mỗi nhóm để có chiến lược cụ thể và quản lý hiệu quả.
Xây dựng chiến lược nhân sự: Tiếp theo là xây dựng chiến lược nhân sự dựa trên yêu cầu của mỗi nhóm nhân lực để đảm bảo phát triển nhân lực theo hướng đúng.
Triển khai chiến lược nhân sự: Đây là bước triển khai các quy chế, quy trình và kế hoạch nhân sự để thực hiện chiến lược nhân sự đã xây dựng.
Đọc thêm: Chiến lược nhân sự của Google
Lời kết
Xây dựng một chiến lược nhân sự mạnh mẽ và hiệu quả là một yếu tố quan trọng không thể thiếu để kinh doanh bền vững. Chiến lược nhân sự và chiến lược kinh doanh là hai khía cạnh không thể tách rời, và việc kết hợp hai yếu tố này một cách thông minh và chuyên nghiệp có thể mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các doanh nghiệp.
Bạn mong muốn gia tăng sự gắn kết nhân viên và thu hút nhân tài? Tìm hiểu và đăng ký EveHR - Nền tảng Phúc lợi & Khen thưởng nhân viên tại đây.
Comments